Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Cuộc sống của bạn thay đổi ra sao trước và sau khi bạn nuôi 1 chú cún?


Chăm cún còn mệt hơn cả chăm con mọn ấy chứ, thế nên nếu muốn biết trước cảm giác sau này lúc lập gia đình, có con như thế nào thì bạn nên... nuôi đi một con cún trước, đảm bảo rằng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi 180 độ luôn chứ chẳng phải vừa.

Cún từ lâu đã chẳng còn là vật nuôi đơn thuần nữa rồi, cún là bạn, là anh em, là bảo bối, đôi lúc còn kiêm luôn vai trò là "người yêu" nữa. Việc nuôi một chú cún, vui thì rất vui mà mệt thì cũng cực mệt, nhiều lúc cứ có cảm giác như từ ngày có nó trong cuộc sống của mình, mọi thứ từ thời gian, tiền bạc, rồi sức khoẻ, tâm trí đều dành cho nó luôn vậy đó. Đâm lao rồi thì đành phải... theo lao mà thôi, khó mà không dành sự ưu tiên cho chúng được, cũng bởi vì dù có quậy phá đến đâu thì chúng cũng đáng yêu quá mà!

Từ cái ăn, đồ mặc, rồi đồ chơi, chỗ chơi, chỗ ngủ... tất tần tật đều phải chuẩn bị thật kỹ càng. Chăm cún còn mệt hơn cả chăm con mọn ấy chứ, thế nên nếu muốn biết trước cảm giác sau này lúc lập gia đình, có con như thế nào thì bạn nên... nuôi đi một con cún trước, đảm bảo rằng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi 180 độ luôn chứ chẳng phải vừa. Nhiều khi thật chỉ muốn điên đầu luôn đó...

Hãy thử xem qua bộ tranh vui về cuộc sống trước và sau khi nuôi một chú cún sau đây để... tưởng tượng trước đi nhé!

cho 2-f4547
Cuộc sống khi chưa có nó thật yên bình và gọn gàng. Nhưng từ khi nó xuất hiện, mọi thứ dường như bị đảo lộn hết cả. Ồn ào hơn, lộn xộn hơn, nhưng mà vui hơn và nhiều màu sắc hơn!

cho 6-c1cf4
Cuộc sống của trước khi nuôi cún sẽ là buổi sáng tỉnh dậy sau ba bốn lần tắt chuông báo thức, cứ kêu rồi tắt, cứ kêu rồi tắt đến lúc bắt buộc phải dậy thì thôi. Còn khi đã nuôi cún rồi, bạn không còn cơ hội để ngủ thêm 5 phút nữa, hay 10 phút nữa, vì một khi con cún đã lao lên giường liếm mặt thì nhất đinh phải dậy, dậy ngay và luôn chứ đừng đùa.

cho 5-c1cf4
Cái lúc chưa nuôi cún, thì dĩ nhiên chỉ cần quan tâm đến cái bụng của mình là được, còn sau khi đã nuôi cún rồi thì chờ đấy, cứ phải chăm chút cho nó no căng bụng đi đã rồi mới đến lượt mình. 

cho 1-f4547
Đừng hỏi vì sao từ khi nuôi chó, ví tiền của bạn ngày càng xẹp đi đáng kể, vì ngoài bạn ra, còn có đứa "ngốn" gấp mấy lần tiền hơn với bạn nữa, đó chính là con cún kia chứ đâu. Bao nhiêu là thứ tiền đổ hết cả cho nó, thì bảo sao chẳng mấy mà nghèo...

cho 4-c1cf4
Trước khi nhà có thêm một con chó, việc quan trọng nhất với bạn chính là tìm được người yêu và đi chơi với người yêu. Nhưng khi đã có chó rồi, thì... dắt cho đi dạo trước đã rồi muốn đi đâu thì đi!

cho 3-c1cf4
Chó không chỉ thâu tóm cả cuộc sống thực mà trên cuộc sống ảo, nó cũng chứng tỏ sức mạnh thống trị của mình. Bằng chứng là trong điện thoại, trên Facebook. Instagram, đi đâu cũng chỉ thấy mỗi mặt nó mà thôi...

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Bí quyết nuôi chó Phú Quốc


Trong các loại chó nuôi, chó Phú Quốc là giống có “hàm lượng” hoang dã cao nhất, cả trong cơ thể và tính cách. Chúng cũng có khả năng tự kháng bệnh cao nhất.

Một con chó chết oan
Hai năm trước tôi được tặng 3 con chó Phú Quốc vện 3 tháng tuổi. Tôi giữ 2 con, 1 đực 1 cái và tặng lại cho bạn tôi ở TP.HCM một con chó cái.
Chó của bạn tôi rất đẹp và rất chuẩn: tai dựng, đuôi vót cần câu, ngoài xoáy lưng còn có 12 cái xoáy khác. Bạn tôi quý chó nên cho nó ăn còn sướng hơn mình, 2 ngày tắm một lần, sạch bong. Được khoảng 3 tuần, chó của bạn tôi bắt đầu ăn ít lại và tiêu chảy, bạn tôi sợ nó mất nước nên cho uống nước đường, nó tiêu chảy tiếp và nôn. Bạn tôi đưa chó vào thú y cấp cứu, tại đây người ta chích thuốc, truyền dịch, 2 ngày sau thì chó… chết.
Tôi hoàn toàn không hay biết gì, đến khi chó chết rồi bạn tôi mới “báo tử” và kể lại quá trình chăm sóc, điều trị.
Tôi hỏi thầy Ưng Viên. Thầy bảo lẽ ra con chó ấy không chết. Chó bị tiêu chảy là bình thường, do thay đổi môi trường, do ăn những thức ăn lạ, chó chưa kịp thích nghi, nhưng vài hôm nó sẽ tự khỏi, khi đó nó sẽ bắt đầu thích nghi được với môi trường mới.
Có thể chó chết vì 2 nguyên nhân: nước đường và cấp cứu truyền dịch. Đường, cũng như các loại gia vị của người, là những thứ đại kỵ đối với chó. Chó khỏe ăn đường hệ tiêu hóa sẽ rối loạn và sinh bệnh, chó yếu ăn đường thì… tắc tử. Còn các bác sĩ thú y, khi chữa bệnh cho chó nhiều vị tuyên bố nước đôi, người nuôi chó may nhờ rủi chịu.
Sở dĩ chó Phú Quốc dễ bị bệnh khi thay đổi môi trường là do cái hàm lượng hoang dã cao của nó. Nhưng hầu hết các bệnh sẽ tự khỏi, không cần chữa trị, miễn là có nơi sinh hoạt tự nhiên tối thiểu cho chó. Một cái vườn, một ao nước, vài bụi tre, xung quanh có cây cỏ, là điều kiện cần để chó Phú Quốc sống không bệnh tật.
Chó Xoáy Phú Quốc
Cái ăn không tách rời chốn ở
Loài chó nguyên thủy nói chung không ăn uống như chó nuôi bây giờ. Chúng ăn các loài thú nhỏ và côn trùng, bổ sung thêm bằng một số loại củ, rễ, lá cây (nhưng không phải loại rau lá nào con người ăn được cũng thích hợp với chó) và… gặm đất. Chúng tự kháng bệnh bằng các thứ thức ăn bổ sung này, mắc bệnh gì và cần thứ gì chúng khắc tìm ra thứ đó để tự chữa, chẳng cần ai “chỉ dẫn”.
Các nhà khoa học Nga khẳng định rằng, một con chó mắc bệnh dại, nếu thả nó vào rừng, tự nhiên nó sẽ khỏi bệnh. Nếu quan sát những con chó nuôi nhốt trong nhà, mỗi khi thả ra ngoài chúng ta sẽ thấy việc đầu tiên chúng làm là gặm đất. Ấy là lúc chúng tự cân bằng thể trạng.
Hệ tiêu hóa của chó xa lạ với ngũ cốc, khác một cách căn bản với hệ tiêu hóa của con người. Lấy hệ tiêu hóa của người làm chuẩn, rồi chế biến các loại thức ăn cho chó với bao nhiêu phần trăm là chất bột, là đạm, là chất béo, là vitamin, là chất khoáng… là không hiểu gì về hệ tiêu hóa của loài chó.
Mỗi loài chó trong quá trình tiến hóa, hệ tiêu hóa của chúng dần dần thích nghi với điều kiện môi sinh và sản vật tại chỗ. Điều kiện môi sinh đó quy định cấu tạo sinh học đặc thù của từng loài chó. Thích nghi, nhưng hệ tiêu hóa của chúng vẫn cứ là hệ tiêu hóa của chó, không biến thành hệ tiêu hóa giống người được. Con người bắt chúng phải ăn cơm, ăn bắp, không có gì khác thì chúng phải ăn, dù hệ tiêu hóa của chúng lâu ngày cũng có thích nghi dần với cơm với bắp, nhưng chỉ tiêu hóa được không đáng kể.
Bạn thử cho con chó của bạn ăn một cục xương hoặc cái chân gà và ít hạt bắp, nhìn phân của nó bạn sẽ thấy xương tiêu hóa hết còn hạt bắp thì vẫn còn nguyên.
Đối với chó Phú Quốc, do sống trên đảo, thiên nhiên phú cho chúng khả năng bơi lội, do đó mà thức ăn của chúng ngoài những thứ trên rừng còn có những thứ dưới biển như cá, tôm, sò, ốc… Người nuôi chó Phú Quốc nên lưu ý điều đó để bổ sung thêm thức ăn bằng hải sản cho chó.
Tóm lại, thức ăn tốt nhất cho chó Phú Quốc là thịt, xương, và các bộ phận khác của động vật (sống hoặc nấu chín) và các loại hải sản. Tùy theo điều kiện của người nuôi, nhưng dù giàu có cũng chỉ nên mua những loại rẻ tiền nhất. Đối với chó, thứ mắc tiền và thứ rẻ tiền đều như nhau.
Khứu giác và thính giác của chó tinh gấp hơn 1 vạn lần con người (chúng có thể nghe được tiếng động đất ở độ sâu 30 km), nhưng hầu như “mù” về vị giác, chúng ăn theo mùi, không ăn theo vị.
Càng cho chó ăn ít ngũ cốc bao nhiêu càng… đỡ tốn kém bấy nhiêu, ăn vào cũng không sao, chỉ đầy bụng nhưng chẳng bổ béo gì bao nhiêu cho cơ thể chó. Và chớ cho chó Phú Quốc ăn thức ăn chế biến công nghiệp, đặc biệt phải tránh xa mọi thứ nước như vitamin, men tiêu hóa và “thực phẩm chức năng” các loại, kể cả loại dành riêng cho chó.
Chó Phú Quốc cũng không cần rau quả của người, chúng sẽ tự kiếm các loại rau cỏ theo nhu cầu bản năng của chúng, cho chúng ăn rau quả chúng cũng từ chối, trộn vào thịt cá chúng sẽ ăn, nhưng sẽ thải ra nguyên vẹn, không tiêu hóa được.
Cái ăn của chó Phú Quốc liên quan mật thiết với chốn ở. Những thứ con người cho chúng ăn là chưa đủ, chúng phải có không gian để tự tìm những thức ăn mà chúng thiếu, dù chỉ vài lá cây dăm ba cọng cỏ nhưng con người không đủ khả năng cung cấp, bởi không thể biết khi nào thì chúng cần đến thứ gì.
Để kết thúc phần này, bạn hãy hình dung cuộc sống của các sinh vật trong rừng núi tự nhiên: tất cả các cây, các con đều khỏe mạnh, không cây nào cần thuốc bảo vệ thực vật, không con nào cần đến thú y. Thiên nhiên tự mình cân bằng, tự mình hoàn thiện. Thuận với thiên nhiên thì sống, nghịch với thiên nhiên thì chết, triết lý đó cũng là “bí quyết” nuôi chó Phú Quốc. (Còn tiếp).
Hoàng Hải Vân
Nguon: thanhnien.vn

Chó Phú Quốc: Huyền thoại và sự thật


Chó Phú Quốc: Huyền thoại và sự thật


Một dạo, có nhiều lời đồn, chó Phú Quốc đã bị tuyệt chủng. Nhưng nay, đã có nhiều trại nuôi chó Phú Quốc. Thậm chí, chó Phú Quốc còn được được dưa vào danh sách bảo tồn gen.
Một con chó Phú Quốc, loại chó con vài ba tuổi hiện có giá... vô chừng!
Có khi chỉ mấy trăm ngàn đồng mà cũng có khi đến... hàng ngàn đô! Giá cả tùy thuộc vào cái sự... “thích” của người mua.
Hầu hết người đi mua chó Phú Quốc về nuôi đều tin, chó Phú Quốc có những đặc điểm khác thường so với con chó cỏ (tức chó nhà)...
Lông xoáy, chân màng vịt, khôn hơn chó Béc-giê?
Xoáy lông ở chó Phú Quốc... Thế nhưng, khi giao phối trong điều kiện nuôi, chỉ có khoảng 40% chó Phú Quốc sinh ra là có lông xóay như thế này (Ảnh: H.Cát)
Trước tiên, đã nói chó Phú Quốc là chó phải có đốm lông xoáy trên lưng. Rất dễ nhận ra chòm xoáy lông đặc biệt này trên lưng chó Phú Quốc.
Thứ đến, người ta... “đồn”, chân của chó Phú Quốc có cái màng như màng ở chân vịt. Nhờ vậy, chó Phú Quốc bơi rất giỏi!
Một đặc điểm khác của chó Phú Quốc là rất tinh khôn.
Có người còn nói, nó còn dễ dạy hơn cả chó Béc-giê.
Chó Phú Quốc khôn hơn chó nhà nên nó quyến luyến chủ và biết nghe lời lại bảo vệ chủ hết mình. Theo như lời đồn, một chú chó Phú Quốc đã từng phi thân chặn một con rắn hổ định cắn chủ. Chú chó lãnh nguyên miếng ngoạm của con rắn và chịu hy sinh để cứu chủ...
Lời đồn đại thì nhiều, hư hư, thực thực... Môt dạo, còn có những thông tin nói, chó Phú Quốc đã bị... tuyệt chủng!
Thăm trại nuôi chó Phú Quốc ở Cần Thơ
Chưa rõ thế nào là tuyệt chủng, nhưng riêng Trại nuôi chó Phú Quốc của Công ty Vương Trung Sơn đặt tại ấp Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, Thị xã Tân Hiệp, Hậu Giang thì có khoảng 100 con, loại 2 tuổi-theo như ông Lê Hoàng Tâm, Giám đốc điều hành của Công ty Vương Trung Sơn ở khu vực Cần Thơ.
Theo ông Tâm, Trại được thành lập từ năm 1999 với khoảng... 300 con chó Phú Quốc. Sau một thời gian nuôi, nhân giống thì nay, Trại có khoảng hơn 100 con chó Phú Quốc loại 2 tuổi.
Trại thuê hẳn một bác sĩ thú y để chăm sóc chó ở Trại.
Bác sĩ thú y Nguyễn Thị Minh Hòa, người chăm sóc chó ở Trại cho biết, chó Phú Quốc ở đây được nuôi chủ yếu bằng cơm và cá biển. Khi chó sinh đẻ hoặc chó con thì được uống nước lọc! Bác sĩ Hòa còn cho biết, Trại có 4 chó đực để phối giống và 30 chó cái. Thường thì chó cái đẻ khoảng 2 lứa. Mỗi lứa sinh được 4-5 chó con. Tỷ lệ đực cái khi sinh ra, bình quân là 1:1. Còn tỷ lệ nuôi sống sau khi sinh lên đến 95%.
Không rõ ở các nơi khác nuôi chó Phú Quốc thế nào, nhưng ở Trại nuôi chó của công ty Vương Trung Sơn, chó ở đây thấp con và đào hang hố rất dữ. Một chú chó đã đào thủng luôn nền xi măng của chuồng nuôi thông ra ngoài. Một chú khác đào sâu luôn chuồng nuôi thành một cái hang và... ẩn mình trong đó, thò cái đầu vàng ệch ra ngoài nhìn khách tham quan Trại một cách vô tư!
Trong khi đó, ngay tại TP.HCM cũng có một trại nuôi chó Phú Quốc...
Chó Phú Quốc về thành phố
Đó là Trại nuôi chó Phú Quốc của Lương y Trịnh Hiền Hữu, thường gọi là Sáu Hữu, năm nay trạc 60 tuổi.
Ngoài nghề xem mạch, bốc thuốc ở nhà riêng tại P.12, Q.6 –TP.HCM, ông Sáu Hữu còn nhiều thú đam mê khác mà nuôi chó Phú Quốc là một.

Lương y Trịnh Hiền Hữu trong trại nuôi chó ở Củ Chi - TP.HCM
Theo lời ông Sáu Hữu, ông mê chó Phú Quốc từ năm 1968 sau khi được một người bạn từ Phú Quốc mang vào Thành phố cho ông một chú chó Phú Quốc.
Từ năm 2000, khi bắt đầu râm ran thông tin về chó Phú Quốc đã bị tuyệt chủng, ông Sáu Hữu đã lặn lội ra Phú Quốc và đi khắp đảo để tìm mua lại những chú chó Phú Quốc đang nuôi ở những gia đình trên đảo.
Nói chuyện với ông Sáu Hữu về chó Phú Quốc, có thể nghe ông nói cả ngày không chán. Ông Sáu Hữu còn phân biệt được chó Phú Quốc nhưng là chó Phú Quốc thuộc vùng nào ở Phú Quốc như chó Bắc Đảo, Cửa Cạn hay Cửa Lò... 
Hiện nay, Trại nuôi chó Phú Quốc của lương y Trịnh Hiền Hữu đặt tại Tân An Hội, Củ Chi đang nuôi gần 50 chú chó Phú Quốc mà theo ông, đều là những chú chó Phú Quốc rặt giống đưa từ đảo Phú Quốc về nuôi, cho phối giống và sinh sản.
Những chú chó Phú Quốc được nuôi ở đây, ngoài xoáy lông đặc trưng thường thấy, chúng còn có đặc điểm dễ nhận ra là chân cao và bụng thon. Phần bụng ngay 2 chân sau đều hóp lại, na ná như loại chó săn thường thấy ở các phim nước ngoài.
Nhìn kỹ vào mắt của chúng, trông rất “tợn”. Dân nuôi chó gọi đây là “mắt cọp”.
Ông Sáu Hữu cho biết, một chú chó nuôi ở Trại này được định giá vốn là 2 triệu đồng một con 3, 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, đối với dân nuôi chó chuyên nghiệp, giá cả còn tùy... vào cái sự thích của người mua, chứ không thể nói giá được.
Ông Sáu Hữu kể, một người nuôi chó đã từng vào Trại ông để ngắm chó. Ngắm xong, người này chọn một con xoáy đuôi ngựa và tỏ vẻ quyến luyến chú chó có xoáy lông đặc biệt này. Ông Sáu Hữu nói, 1.000 USD. Không nói, không rằng, người này móc ví, chồng đủ...
Chó Phú Quốc... Phú Lâm, Phú GIáo hay Phú Hòa Đông?
Thế nhưng, thế nào là chó Phú Quốc rặt giống?
Bác sĩ thú y Phạm Anh Dũng,Đội phó Đội Động vật ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn tin là chân của chó Phú Quốc có màng như chân vịt(Ảnh: M.Cường)
Xem ra, dân nuôi chó và một số nhà khoa học chỉ còn có thể trông vào chòm lông xoáy đặc biệt được cho là chỉ có ở chó Phú Quốc. Thế nhưng, cả bác sĩ thú y Nguyễn Thị Minh Hòa (Công ty Vương Trung Sơn) và ông Sáu Hữu đều tiết lộ, cho dù cho hai con chó Phú Quốc có xoáy lông rất đẹp, giao phối với nhau, chưa chắc đã cho ra chó có xoáy lông.
Tỷ lệ chó sinh ra có xoáy lông chỉ vào khoảng hơn 40% mà thôi.
Do đó, nếu người mua chó Phú Quốc chỉ căn cứ vào đặc điểm này thì “thua” là cái chắc. Ông Sáu Hữu nói vui, có khi đó không phải là chó phú Quốc mà là chó... Phú Lâm, Phú GIáo hay Phú Hòa Đông cũng không chừng!
Còn cái màng giống màng chân vịt ở chó Phú Quốc?
Còn ông Sáu Hữu kịch liệt phản bác “huyền thoại” này. Theo ông, chó nào mà không có cái màng ở chân nếu như bành chân nó ra. Cái khác là ở chổ, vẫn theo ông Sáu Hữu, nhìn kỹ, sẽ thấy bàn chân của chó Phú Quốc khi đứng sẽ chụm hẳn lại theo một thế rất vững, từa tựa như bàn chân cọp.
Theo ông Sáu Hữu, chó Phú Quốc sở dĩ bơi nhanh hơn những loài chó khác vì kiểu bơi của nó hơi tương tự kiểu bơi trườn sấp
Tóm lại, không ai chắc thế nào là chó Phú Quốc nếu chỉ dựa vào xoáy lông và cái màng chân vịt ở chân chó.
Như vậy, chỉ còn cách phân tích gen chó Phú Quốc xem có gì khác biệt so với chó cỏ (chó nhà) hoặc các loài chó khác. Đưa cho Thạc sĩ Nguyễn Văn Biện, người đã nhiều năm khảo sát về chó Phú Quốc xem mẫu thông tin trên một số báo, nói ông đã nghiên cứu ADN của 500 con chó Phú Quốc. Ông Biện cười xòa, kinh phí đâu mà làm dữ vậy!
Thạc sĩ Nguyễn Văn Biện (ĐH Nông nghiệp Cần Thơ) mong muốn chế tạo một bộ kít thử phân biệt chó Phú Quốc và chó nhà. (Ảnh: H.Cát)
Thạc sĩ Biện cho biết, phân tích gen chó Phú Quốc hiện chưa làm được do tốn kém và phức tạp.
Ông mong muốn, sẽ có một bộ kít thử giống như bộ kít thử tôm bệnh. Chỉ cần lấy một mẫu tế bào ở chó, phết vào bộ kít nó sẽ hiện thị ngay kết quả, đây có phải là chó Phú Quốc không?
Cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu, phân loại chó nhà VN, cũng như nguồn gốc của chúng.
Có ý kiến cho rằng chó nhà ở miền Nam có thể là từ chó hoang Phú Quốc mà ra. Còn chó nhà ở miền núi phía Bắc có thể có nguồn gốc từ sói đỏ vì chó ở miền núi có đuôi thẳng như chó sói.
Tuy nhiên, đấy mới chỉ là giả thuyết...
Chưa nguy cấp nhưng thuộc diện phải bảo tồn gen
Theo TS Võ Văn Sự, Trưởng bộ môn động vật quý hiếm và đa dạng sinh học (Viện Chăn nuôi), chó Phú Quốc không được đưa vào Sách đỏ VN do chưa có nguy cơ tuyệt chủng.
(Ảnh: VNN)
Tuy nhiên, chó Phú Quốc là một trong 60 giống vật nuôi nội địa  nằm trong Đề án Bảo tồn quỹ gen vật nuôi quốc gia.
Đề án này được tiến hành từ những năm 1990.
Theo đó, chó Phú Quốc được Viện Chăn nuôi theo dõi để bảo tồn gien. Nếu phát hiện chúng trong tình trạng nguy cấp thì phải có biện pháp xử lý tức thời.
Trên thế giới có khoảng hơn 400 giống chó khác nhau, trong đó có 50 giống phổ biến, chiếm 90% số lượng chó trên thế giới. Thế nhưng, chỉ có ba quần thể chó có đặc tính xoáy lưng là chó Phú Quốc Việt Nam, chó xoáy lưng Thái Lan và chó xoáy lưng Phi châu.
Nguồn gốc chó Phú Quốc: Chưa có lời đáp rõ ràng...
Về hình thức, chó Phú Quốc Việt Nam và chó xoáy lưng Thái Lan có nhiều điểm giống nhau.
Riêng chó xoáy Phi Châu có những khác biệt rõ hơn như khá lớn con (30 -39kg), tai lớn và cụp và do tính hung dữ, nó còn có biệt danh là chó săn sư tử Phi châu. Còn chó Phú Quốc còn có tính thân thiện với con người, rất thính, giữ nhà tốt, bắt chuột giỏi.
Hai nhà khoa học Mỹ, Merle Wood và Merle Hidinger, cho rằng xoáy lưng từng chỉ có ở giống chó xoáy miền Đông Thái Lan và giống chó xoáy Châu Phi. Do đó, những cái xoáy lưng trên giống chó Phú Quốc hiện nay chắc chắn bắt nguồn từ giống chó Thái.
Cách đây ít nhất 400 năm, những ngư dân Thái Lan đã vô tình trở thành các nhà tạo giống khi họ tới đánh bắt hoặc buôn bán ở vùng biển Phú Quốc.
Tuy nhiên, ThS Nguyễn Văn Biện thuộc ĐH Cần Thơ đã phản biện lại giả thuyết trên. Ông nói, giả thuyết trên là vô lý vì cách đây 400 năm các ngư phủ Thái Lan không thể vượt 400-500 cây số để tới vùng biển Phú Quốc...

KINH NGHIỆM NUÔI CHÓ BẮC HÀ THUẦN CHỦNG, TÍNH CÁCH ĐẶC ĐIỂM GIỐNG CHÓ ĐẸP VIỆT NAM

Chó bắc hà lông xù là một trong nhưng giống chó đẹp ở việt nam được nhiều người ưa thích, săn lùng. Vậy những đặc điểm tính cách của giống chó bắc hà này có những điểm gì khác biệt mà chúng được yêu thích nhiều như vậy? Hãy cùng tìm hiểu về giống chó có 1 không 2 này nhé.
giong cho bac ha long xu dep, duoc yeu thich nhat tai viet nam

Ø  Nguồn gốc chó Bắc Hà Thuần chủng

Chó Bắc Hà là một trong 4 “ quốc khuyển “ tại Việt Nam, 3 giống chó nội còn lại là chó phú quốc (được thế giới công nhận ), chó H’mong cụt đuôi và chó lài hay còn gọi là chó digo đông dương. Chúng ta có thể được nghe tên chó Bắc Hà bằng những tên khác như chó Vietspitz, chó xù bản địa, chó xồm bản địa.

Chó Bắc Hà xuất phát từ miền núi phía tây bắc, vùng Bắc Hà, tỉnh Lài Cai, Việt Nam và được người dân tộc H’Mong nuôi để làm bạn, trông nhà và đi săn từ hàng trăm năm nay. 

Chó lông xù bản địa có những đặc điểm giống chó chow chow có nguồn gốc từ tây tạng, Trung Quốc nhưng so về thể hình và đầu thủ thì chó Bắc Hà đẹp hơn và thanh thoát hơn  rất nhiều. Chính vì vậy mà có giả thiết là loài chó này có nguồn gốc từ Hy Mã Lạc Sơn. Trong quá trình di dân của mình thì người H’mong đã mang theo thú cưng từ Seberi sang Trung Quốc rồi đến bắc Thái Lan và vào Việt Nam. Hiện nay thì giống chó Bắc  Hà được nuôi nhiều ở vùng biên giới nước Việt Nam và Trung Quốc, và nó cũng được dân yêu chó trên cả nước săn lùng mua về nuôi ở các tỉnh miền bắc, nam như Hà Nội và Hồ chí Minh.



Ø  Đặc điểm giống chó Bắc hà đẹp

Giống chó này có những đặc điểm khác biệt được nhiều người ví như nét đẹp theo tính phong thủy như lông mày rậm dày, có bờm lông mọc tốt ở vùng cổ như bờm sư tử trông rất hũng mãnh, đuôi thì cong tròn trên lưng hình bông lau hoặc như đuôi sóc, tứ trụ mai hoa vững chắc. Giống chó này thường có lông màu đen, vàn vện, vàng, xám, trắng và một số ít có màu hung đỏ rất đẹp và hiếm nên giá của nó cũng đắt hơn các con chó Bắc Hà khác màu.

Trọng lượng của một con chó Bắc Hà trưởng thành khoảng 20 đến 35kg, chiều cao từ 50 đến 60 cm, chiều dài lưng so với chiều cao xấp xỉ 1,2 lần là tiêu chuẩn của 1 con chó Bắc Hà tốt.

Phần đầu của giống chó lông xù này thon gon, sọ rộng, trán tròn, da trán căng phẳng không có nếp nhăn.Hai tai hình tam giác vểnh lên hoặc cụp cách xa nhau, phần phía cuối tai rộng, bên trong tai có lông mọc. Mõm hơn nhọn, thon đều về phía chóp mũi. Chó Bắc Hà thuần chủng có đôi mắt hình hạnh nhân, hơi tròn và có màu hơi thẫm.

Phần ức của giống chó này không quá sâu như giống chó Phú Quốc lông xoay, nó vừa cân đối với vùng bụng thon gọn. Một con chó Bắc Hà trưởng thành đẹp phải có lông bờm cổ khoảng 7-9cm, lông ở lưng 5-7 cm và lông đuôi từ 12 đến 15 cm. Thường thì chó đực sẽ có lông bờm tốt và đẹp hơn những con chó Bắc Hà cái.


Ø  Tính cách nổi bật

Giống chó này được người dân H’Mông nuôi từ lâu đời ở trên vùng núi cao tỉnh lào cai, chúng được dân ở đây xem như 1 người bạn, 1 người bảo vệ trong những chuyến đi xa, và chó xù Bắc Hà cũng là 1 trợ thủ đắc lực trong những cuộc săn bắn thú rừng.

Ngoài tính trung thành của một loài chó, thì giống chó này còn rất thông minh, linh hoạt, phản xạ nhanh nhẹn sắc bén, có khả năng quan sát và bảo vệ lãnh thổ theo bản năng của một con chó săn được huấn luyện tốt.
Chó Bắc Hà luôn thân thiện với những người trong nhà nhưng rất ngờ vực và cảnh giác với người lạ. Giống chó này không biết sợ nhưng không có tính hiếu chiến và hung hăng.

Là giống chó sống theo bầy đàn, có tính kỉ luật cao, luôn phục tùng theo mệnh lệnh của người chủ nuôi.



Ø  Thức ăn cho chó Bắc hà là gì?

Để chăm sóc một con chó Bắc đẹp, cơ thể phát triển tốt thì bạn cần những kĩ thuật và cách nuôi hợp lý. Sau đây là một số kỹ thuật nuôi chó Bắc Hà con đến lúc chúng trưởng thành.

Bạn có thể mua chó Bắc Hà tại chợ phiên miền núi phía bắc để có được một con chó đẹp, thuần chủng. Chó con vào khoảng 2 đến 6 tháng trở lên khi mang về nuôi với môi trường mới, hệ tiêu hóa còn rất nhạy cảm nên chỉ cho chó ăn cơm chan canh, rau củ, bột ngô, bột gạo, và lục phũ ngũ tạng của trâu bò ngựa. Nên bổ sung vitamin, chất béo, đạm và tinh bột cho chó Bắc Hà con từ những thức ăn từ tự nhiên, tránh thức ăn có nguồn gốc chế biến công nghiệp.

Không nên cho chó con ăn quá nhiều sữa và các loài cá tanh hay mỡ thịt lợn, ăn quá nhiều thức ăn này sẽ làm cho chó Bắc Hà khó tiêu hóa và dễ mắc các bệnh về tiêu chảy. Một ngày cho chó con ăn khoảng 3 đến 4 lần, không cho chúng ăn quá nhiều trong một lần dễ làm chúng bị béo mất đi sự nhanh nhẹn của một con chó săn. Khi chó Bắc Hà con ăn xong thì rửa sạch dụng cụ cho ăn để tránh vi khuẩn lân truyền.

Chó lên đến 1 năm thì có thể xem như là một chú chó trưởng thành khi đó hệ tiêu hóa và sức kháng bệnh cao hơn. Chúng ta có thể cho chó lông xù ăn 2 lần một ngày và tăng khẩu phần ăn của chó để chúng có một thân hình đẹp, khỏe và nhanh nhẹn.

Ø  Chuồng trại, môi trường nuôi chó Bắc Hà

Giống chó Lông xồm này quen sống trong môi trường hoang giã, tự nhiên với nhiệt độ ôn đới không quá nóng tại các tỉnh phía tây bắc nước ta. Nên khi mang một con chó xồm Bắc Hà về nuôi cần chú ý đến nhiệt độ môi trường, tránh việc xích hay nhốt cho trong chuồng nhỏ quá lâu sẽ làm cho bộ lông của chó không phát triển đẹp được.

Cần có không gian cho chó chơi, vui đùa để chó có thể phát triển tự nhiên, khỏe mạnh, phát huy được bản năng săn mồi. Thỉnh thoảng cũng nên cho chó đi dạo hay tập thể dục. Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi và khu vực chó ngủ cho sạch sẽ để diệt vi khuẩn ký sinh như vậy chó Bắc Hà mới khỏe mạnh và không bị bệnh tật.



Ø  Các bệnh thường gặp, cách phòng và trị bệnh

Chó Bắc Hà cũng giống như những loài chó khác, đều có thể gặp các bênh như bệnh dại rabies, bệnh viêm gan truyền nhiễm, bệnh lepto, bệnh viêm phế quản-khí quản truyền nhiễm, bệnh care, các bệnh về đường tiêu hóa.

Để chó có một sức khỏe tốt, thân hình thon gọn, bộ lông xù đẹp, dáng nhanh nhẹn và hoạt bát ta cần phải thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ cho chó. Khi nuôi chó con được 1 đến 2 tuần tuổi cần đưa chó Bắc Hà con đến các trung tâm thú y để kiểm tra sức khỏe, chó được 4 tháng tuổi bắt đầu tiêm vắc xin một số bệnh thường gặp để phòng ngừa, cho đến khi chó trên 1 tuổi có thể gọi là đã trưởng thành lúc đó chó có hệ tiêu hóa tốt hơn, sức đề kháng cao hơn thì lúc đó ta có thể chỉ cần theo dõi sức khỏe cho chó Bắc Hà lông xù ở nhà.


Các tiêu chuẩn chó H Mông cộc đuôi

Bạn đang tìm hiểu về loài chó cổ, chó H Mông cộc đuôi ? Muốn thế, bạn nên tìm hiểu về bản tiêu chuẩn của giống chó H Mông cộc đuôi này một cách cụ thể và chi tiết. Để từ đó bạn sẽ có những cơ sở lựa chọn cho mình được những cá thể chó H Mông cộc đuôi đạt tiêu chuẩn và đẹp nhất. Chúng ta cùng nghiên cứu sâu hơn về các tiêu chuẩn của giống chó Cổ xưa của Việt Nam ngay sau đây.

Một vài điều khái quát về giống chó H Mông cộc đuôi

  • Nguồn gốc: Chủ yếu phân bố ở vùng Tây Bắc, Việt Nam
  • Công dụng : Chó săn, chó canh gác và giữ nhà.
  • Phân nhóm :
    Chó săn có hình dạng cổ xưa
    Có thể dùng làm chó nghiệp vụ.
  • Chó H Mông cộc đuôi là một giống chó bản địa cổ xưa của người dân tộc H Mông ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. Từ xưa giống chó này đã được sử dụng làm chó săn, chó canh gác và hiện tại vẫn tiếp tục đảm nhiệm khá tốt các vai trò này. Chó H Mông cộc đuôi có khả năng thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau một cách rất mềm dẻo. Đây là loài chó bản địa quý hiếm của Việt Nam cùng với những loại chó được phong là tứ đại danh khuyển của Việt Nam đó là Chó Phú QuốcChó Bắc HàChó Dingo

Tiêu chuẩn chó H Mông cộc đuôi về ngoại hình chung

Chó H Mông cộc đuôi có tầm vóc trung bình, toàn thân cơ bắp và đậm chắc, hơi dài, có khung xương rộng,đầu to và ánh mắt biểu cảm. Tổng thể một con chó H Mông cộc đuôi có thể hình hơi góc cạnh, thiếu các nét thanh tú và mềm mại nhưng luôn bộc lộ các đặc điểm về thể lực rất tốt, cũng như khả năng chịu đựng các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sự khác biệt về hình thể giữa hai giới là không lớn. Chó cái có thể hình không thua kém nhiều so với chó đực, ngoại trừ kích thước hơi nhỏ hơn và các đường nét của đầu mềm mại hơn.
Mặc dù có cấu tạo vững chắc với các đường nét thô cứng, nhưng ở chó H Mông cộc đuôi, sự phát triển quá mức của bộ xương không phải là một đặc trưng.


Tiêu chuẩn chó H Mông cộc đuôi và các tỷ lệ quan trọng

  • Chiều dài đầu lớn hơn hoặc bằng 40% chiều cao thân trước.
  • Chiều dài mõm bằng khoảng 40% chiều dài đầu.
  • Chiều rộng đầu lớn hơn hoặc bằng 50% chiều dài đầu.
  • Vòng cổ chân trước từ 8,5 cm đến 11 cm
  • Tỷ lệ Vòng cổ chân trước / Chiều cao thân trước (chỉ số phát triển của xương) = 17% đến 20% với chó cái và 18% đến 21% với chó đực.

Tiêu chuẩn chó H Mông cộc đuôi về tính cách và hành vi ứng xử

Tiêu chuẩn Chó H Mông cộc đuôi có điểm nổi bật trong tính cách về mức độ hoạt động thần kinh, tính nhiệt tình và khả năng làm việc rất cao. Chúng có hệ thần kinh cân bằng và linh động, với các phản xạ kìm hãm và kích động xảy ra mạnh. Giống chó  H Mông cộc đuôi này luôn chủ động và mạnh dạn trong các hành vi ứng xử, nhưng thận trọng với người lạ. Chó có bản năng bẩm sinh về việc bảo vệ lãnh thổ, bản năng này xuất hiện rất sớm, từ khi chó khoảng 2 đến 3 tháng tuổi.
Tính cách của chó H Mông cộc đuôi được hình thành từ rất sớm. Các thói quen được hình thành và củng cố bền vững ngay từ lúc còn nhỏ. Giống chó này có một trí nhớ tốt, do đó, có khả năng tiếp thu các bài huấn luyện dễ dàng và rất nhanh ngay từ khi còn nhỏ. Chó con rất hoạt bát và thích tìm hiểu, bắt chước chó lớn. Khi trưởng thành, chúng trở nên từ tốn hơn.

Các tiêu chuẩn chi tiết chó H Mông cộc đuôi

PHẦN ĐẦU:
Tiêu chuẩn chó H Mông cộc đuôi có Đầu to lớn, rộng. Khi nhìn từ trên xuống có hình thang.

VÙNG SỌ:

Sọ: Tiêu chuẩn chó H Mông cộc đuôi có hộp sọ lớn. Vùng trán phẳng và rộng. Khi chó tỏ ra cảnh giác, giữa hai tai và trên phía trước trán xuất hiện các vết nhăn nhỏ.
Điểm chuyển tiếp giữa trán và mõm: không đột ngột, nhưng khá rõ nét.

VÙNG MẶT:

  • Mõm: Hơi ngắn và rộng ngay từ phần dưới mắt, thu hẹp dần dần về phía chóp mũi. Chóp mõm có hình hơi tù. Lưỡi to, thường có các vệt màu đen hoặc tím, đôi khi toàn bộ lưỡi có màu đen hoặc tím. Chó không tiết nước bọt quá nhiều trong mọi điều kiện thời tiết.
  • Mũi: Tiêu chuẩn chó H Mông cộc đuôi Chỏm mũi có kích thước trung bình và có màu đen. Chỏm mũi màu nâu được chấp nhận với những cá thể chỉ có sắc tố vàng.
  • Môi: Môi dày, khép chặt và không trễ xuống.
  • Hàm/ Răng: Hàm chắc, khoẻ và mạnh mẽ, cằm lộ rõ. Răng phát triển chắc khoẻ, có kích thước trung bình. Các răng mọc sát nhau. Chó có bộ răng đầy đủ và có miếng cắn dạng cắt kéo khít.
  • Mắt: Tiêu chuẩn chó H Mông cộc đuôi có Mắt không to, không lồi và khá sâu. Có hình ô van hơi xếch Mắt có màu tương đồng với màu chính của lông. Lông mày khô, ép sát, mí mắt và viền mắt có màu sẫm. Với chó chỉ có sắc tố vàng, mí mắt và viền mắt có thể có màu nâu. Chó có cái nhìn biểu cảm, sáng sủa và dũng mãnh.
  • Tai: Tiêu chuẩn chó H Mông cộc đuôi có Tai dựng đứng, không to quá, có dạng gần với hình tam giác đều. Tai tương đối rộng và hơi hạ thấp, hướng về phía trước.
  • CỔ: Cổ có độ dài trung bình, khỏe, linh hoạt. Khi chuyển động luôn giữ ở trạng thái thấp. Ở những cá thế to béo hoặc già có thể có nếp da không lớn phía dưới hầu.

THÂN MÌNH
  • Chỏm vai: Cơ bắp. Ở chó đực, chỏm vai nhô cao hơn so với chó cái.
  • Lưng: Tiêu chuẩn chó H Mông cộc đuôi có Lưng chắc khỏe, rộng và mềm dẻo. Lưng có một vệt lõm rõ nét dọc sống lưng.
  • Ngực: Nhìn từ phía trước, lồng ngực có độ rộng vừa phải, phần sau vai rộng và tương đối tròn. Ngực không quá sâu, thường nằm trên khuỷu chân trước khoảng 1-2 cm. Xương sườn giả ở cuối lồng ngực khá phát triển.
  • Eo: Hơi lồi, rất cơ bắp, rộng.
  • Hông: Tiêu chuẩn chó H Mông cộc đuôi có Hông rộng, có độ dài trung bình và có hệ cơ rất phát triển. Phần xương sống giữa đuôi và eo không dài, hơi dốc
  • Bụng: Gọn gàng, thon thả.
ĐUÔI: Chó có đuôi cộc bẩm sinh. Đuôi có độ dài từ 3 tới 10cm. Đuôi luôn vểnh cao, nhưng không dựng đứng.

CHÂN
CHÂN TRƯỚC:

  • Chân trước: Chó có chân trước cơ bắp, gân guốc và không mập. Khi nhìn từ phía trước, hai chân trước thẳng và song song với nhau. Cẳng chân trước không dài, rộng. Xương quay hơi nghiêng. Các khớp xương của chân trước phát triển bình thường. Chiều cao chân trước lớn hơn một chút so với ½ chiều cao thân trước.
  • Góc xương cánh tay (góc tạo bởi xương cánh tay và đường thẳng nằm ngang qua khớp bả vai cánh tay) khoảng 80 độ
  • Vai: Tiêu chuẩn chó H Mông cộc đuôi Xương bả vai có chiều dài vừa phải, rất linh động và có hệ cơ phát triển. Góc xương bả vai (góc tạo bởi xương bả vai và đường thẳng nằm ngang qua khớp bả vai) khoảng 70 độ.
  • Cổ chân: Cổ chân trước thẳng, khớp cổ chân chắc khoẻ.
  • Bàn chân: Tiêu chuẩn chó h mông cộc đuôi có bàn chân không quá lớn, mạnh khỏe, hơi tròn. Các ngón chân xếp chặt. Đệm bàn chân rắn chắc, đàn hồi, có màu đen. Phần đệm của những ngón trụ giữa có thể phát triển ra phía sau, tạo thành hình móng ngựa.
  • Móng chân: Cứng, khỏe, có màu đen. Với chó chỉ có sắc tố vàng, móng chân có thể có màu hung nâu.
CHÂN SAU:
  • Chân sau: Tiêu chuẩn chó h Mông cộc đuôi có Hai chân sau thẳng và song song với nhau khi nhìn từ phía sau. Xương chậu nghiêng một góc 40-45 độ so với đường chân trời. Các góc gập của khuỷu chân khá thẳng. Khi chó đứng ở thế tới hạn (bàn chân nằm thẳng dưới khớp háng), góc tạo bởi xương đùi và xương cẳng chân gần như bằng góc tạo bởi xương cẳng chân và xương bàn chân. Khi chó chuyển động, các khớp co duỗi tự do, tạo sự mềm mại uyển chuyển cho bước đi và chạy. Tổng chiều dài của chân sau (gồm xương đùi, xương cẳng chân và xương bàn) phải hơn hoặc dài bằng 80% so với chiều dài chân trước (bao gồm chiều dài xương bả vai, xương cẳng tay và xương bàn).
  • Bắp đùi: có hệ cơ rất phát triển và chắc khoẻ.
  • Cẳng chân trên: có hệ cơ chắc chắn và rất phát triển.
  • Khớp gối và khớp cổ chân: Chắc khoẻ, có gân phát triển và lộ rõ.
  • Cổ chân sau: Tiêu chuẩn chó h mông cộc đuôi có cổ chân sau Thẳng. Nếu có móng treo (huyền đề), cần phải cắt bỏ ngay từ khi chó còn nhỏ.
  • Bàn chân: không quá lớn, mạnh khỏe, hơi tròn. Các ngón chân xếp chặt. Đệm bàn chân cứng chắc, đàn hồi, có màu đen. Phần đệm của những ngón trụ giữa có thể phát triển ra phía sau, tạo thành hình móng ngựa.
  • Móng chân: Cứng, khỏe, có màu đen. Với chó chỉ có sắc tố vàng, móng chân có thể có màu hung nâu.
CHUYỂN ĐỘNG
Đặc điểm nổi bật trong chuyển động của chó H Mông cộc đuôi là sự khéo léo, sự phối hợp tuyệt vời giữa các động tác, luôn tính toán ở mỗi cử động, giúp cho chúng có khả năng leo dốc rất nhanh và dễ dàng vượt qua tất cả các chướng ngại vật. Những ưu điểm này bộc lộ khá rõ ở chó nhỏ ngay từ độ tuổi 1 – 2 tháng.
Ở trạng thái bình thường, mọi chuyển động của chó H’Mông cộc đuôi diễn ra từ tốn, tiết kiệm năng lượng. Khi chạy nước kiệu, chân trước và chân sau gần như hướng về một đường thẳng ở giữa. Rất phổ biến kiểu chạy nước kiệu ngắn (chân trước bên này và chân sau của bên kia cùng chuyển động ra phía trước hoặc phía sau), khi chó tăng tốc rất dễ chuyển thành kiểu chạy nước đại.
Khi chạy nước đại, mọi chuyển động của con chó trở nên sung mãn và mạnh mẽ. Chó H’Mông cộc đuôi có thể thay đổi hướng chuyển động dễ dàng và khéo léo, cũng như chuyển động với tốc độ cao trên những địa bàn có địa hình chia cắt phức tạp.

DA LÔNG

 Da: Tiêu chuẩn chó h mông cộc đuôi có Da căng, chắc chắn, tương đối dày, không có nếp nhăn hoặc nếp rủ, trừ vết nhăn trên trán xuất hiện khi chó ở trạng thái cảnh giác, cho phép nếp nhăn nhỏ ở cổ họng.

– Lông: Lông dày, thẳng và cứng, không mượt. Chó có kiểu lông hai lớp: lớp ngoài thô cứng và lớp lông đệm bên trong mềm và mịn. Độ dài sợi lông vùng gáy lớn nhất là 4,5cm, trên toàn thân lớn nhất là 2,5cm. Lông trên đầu, tai và ở 4 chân ngắn hơn mức trung bình trên phần thân mình.

Màu lông: Tiêu chuẩn chó h mông cộc đuôi có bộ lông một màu với các màu như sau:

  • Màu lông đen, vện hoặc hung nâu không lẫn đốm màu khác. Đây là các màu điển hình và được ưa chuộng.
  • Các mầu hung đỏ và màu vàng cát với các sắc độ khác nhau, màu sô cô la đi đôi với mũi nâucũng được chấp thuận nhưng không được đánh giá cao.
  • Một đốm trắng nhỏ trên ngực và trên các ngón chân cũng được chấp thuận nhưng không được ưa chuộng.

Tiêu chuẩn chó h mông cộc đuôi về KÍCH THƯỚC

  • Chiều cao tính đến chóp vai: từ 48 đến 54 cm.
  • Chiều cao tính từ hông xuống: gần bằng chiều cao tính từ vai.
  • Cân nặng: từ 16 kg (với chó cái) và 18kg (với chó đực) cho tới 26 kg.
  • LỖI : Bất cứ các điểm khác biệt so với những đặc điểm nên trên đều được coi là lỗi và mức độ nặng nhẹ được đánh giá theo từng lỗi của các bộ phận và mức độ ảnh hưởng của lỗi đó đến tổng thể con chó, cũng như các ảnh hưởng tới sức khỏe và chức năng của con chó.

Các lỗi trong tiêu chuẩn chó H mông cộc đuôi cần loại bỏ

  • Chó có tính cách quá nhút nhát hoặc hung dữ. Có hành vi không bình thường.
  • Chó có các chuyển động không ổn định; các khớp to bất thường hoặc xương chân cong.
  • Chó có chỏm mũi màu hồng, các móng chân, mi mắt và viền mắt có màu nhạt.
  • Các khớp xương phát triển quá mức, phình to hoặc cong queo
  • Hai mắt có hai màu khác nhau.
  • Mắc bệnh di truyền thiếu một số răng nhất định.
  • Có cấu tạo và màu sắc bộ lông không đúng theo tiêu chuẩn;
  • Có cấu tạo và tỷ lệ đầu không đặc trưng;
  • Có tai to;
  • Có đuôi dài.
  • Có các màu lông khác với màu quy định
Ghi chú với giống chó: Chó đực cần phải có 2 tinh hoàn phát triển bình thường và nằm trong bìu. Trong quá trình nhân giống chó H’Mông cộc đuôi, cần chú trọng đến các ưu điểm nổi bật của giống chó này là: có cách hành xử tốt, trí thông minh rất phát triển và thể trạng sức khỏe tuyệt vời.

CHÓ H'MÔNG





Bạn đang tìm hiểu về giống chó h mông cộc đuôi ? Được cho là một trong những giống chó cổ xưa nhất Việt Nam. Thật thú vị khi bạn tìm hiểu kỹ hơn về giống chó này.




Nguồn gốc lịch sử của giống chó H’Mông cộc đuôi

Chó h mông cộc đuôi thường được nuôi ở các cùng núi Tây Bắc của Việt Nam. Được cho là một trong những loại chó có lịch sử lâu đời và cổ xưa nhất hiện nay. Chúng được sếp vào các dòng chó săn hay chó bảo vệ. Một trong 4 loai chó được xếp vào thuộc hàng quốc khuyển của Việt nam đó là chó phú quốcchó bắc hà, và chó dingo.
dac-diem-giong-cho-h-mong-coc-duoi-co-xua-nhat-viet-nam 1

Chó mông cộc được những người đồng bào dân tộc thiểu số nuôi để đi săn bắn nhưng ngày nay chúng được nuôi chủ yếu với mục đích là để trong nhà. Chúng trông nhà rất tốt. Hiện nay rất nhiều người dưới xuôi như Hà Nội, Thái bình, hay các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông hông mang về nuôi rất nhiều. và chó h mông cộc đuôi thích nghi với điều kiện sống khá tốt.


Đặc điểm hình dáng của chó h’mông cộc đuôi

Chó h mông cộc đuôi có đặc điểm kích thước bề ngoài cũng tương đương với dòng chó ta hay còn gọi là chó kiến. nhưng giống chó này có một số đặc điểm khá nổi bật.

Cái tên của chúng phần nào cũng đã nói lên đặc điểm hình dáng của chó h’mông cộc đuôi, đuôi chó không có, bị cộc đuôi hay có cũng chỉ là 1 hoặc 2 đốt đuôi mà thôi. Chó H’Mông cộc đuôi có tầm vóc trung bình, toàn thân cơ bắp và đậm chắc, hơi dài, có khung xương rộng,đầu to và ánh mắt biểu cảm. Tổng thể một con chó H’Mông cộc đuôi có thể hình hơi góc cạnh, thiếu các nét thanh tú và mềm mại nhưng luôn bộc lộ các đặc điểm về thể lực rất tốt, cũng như khả năng chịu đựng các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sự khác biệt về hình thể giữa hai giới là không lớn. Chó cái có thể hình không thua kém nhiều so với chó đực, ngoại trừ kích thước hơi nhỏ hơn và các đường nét của đầu mềm mại hơn.

dac-diem-giong-cho-h-mong-coc-duoi-co-xua-nhat-viet-nam 2
Mặc dù có cấu tạo vững chắc với các đường nét thô cứng, nhưng ởchó H’Mông cộc đuôi, sự phát triển quá mức 


Tính cách nổi bật của chó h’mông cộc đuôi

Đây là một loại chó rất nhanh nhẹn và tinh khôn. Chúng đặc biệt trung thành với chủ nhân, bạn là người lạ mà cho chúng ăn gì đó, rất có thể nó sẽ không ăn và chịu nhịn đói trong nhiều ngày.
dac-diem-giong-cho-h-mong-coc-duoi-co-xua-nhat-viet-nam 3
Hơn nữa chúng có một trí nhớ rất tốt. Chó H’mông cộc đuôi có thể nhớ đường một cách chuẩn xác, vốn dĩ chúng là những loại chó đi đường đồi núi, đường rừng, nên chúng sinh ra đã có 1 bản năng rất khó mà loại chó nào có thể có..Rất nhiều người thích loài chó này vì đặc điểm và những tính cách rất quý ở loài chó h mông cộc đuôi này.
Nếu bạn đang muốn nuôi một chú chó làm nhiệm vụ canh gác hay bảo vệ trông coi nhà cửa, có thể làm bầu bạn nữa thì giống chó H mông cộc đuôi là một trong những sự lựa chọn quá tuyệt vời.


 

Subscribe to our Newsletter

LIÊN HỆ

0909 456 435

210Y Jut - Tp. BMT

TÌM NHÀ MỚI CHO CÚN